Tiêu chuẩn, xếp lương giáo viên THPT hạng I mới nhất

Bài viết tổng hợp quy định về tiêu chuẩn, xếp lương giáo viên THPT hạng I mới nhất đang áp dụng giúp giáo viên thuận tiện theo dõi.

1. Tiêu chuẩn giáo viên THPT hạng I

Giáo viên THPT hạng I phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3, 4 Điều 5 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT, sửa đổi bởi Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT như sau.

1.1. Tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng

- Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc các ngành đào tạo giáo viên THPT hoặc có bằng thạc sĩ trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ ngành quản lý giáo dục trở lên;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT.

1.2. Tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

- Tích cực, chủ động thực hiện và tuyên truyền, hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định của ngành, địa phương về giáo dục THPT vào các nhiệm vụ được giao;

- Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp trong xây dựng kế hoạch và giáo dục; vận dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; triển khai hiệu quả hoạt động tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động dạy học và giáo dục;

- Có khả năng đánh giá/hướng dẫn đồng nghiệp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; hướng dẫn, đánh giá sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh THPT từ cấp tỉnh trở lên;

- Có khả năng hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục;

- Vận dụng và hỗ trợ đồng nghiệp trong việc sử dụng các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh;

- Vận dụng và hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc triển khai hiệu quả các biện pháp tư vấn tâm lí, hướng nghiệp học sinh và công tác xã hội trường học, cách lồng ghép trong hoạt động dạy học và giáo dục;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong nghề; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu việc làm;

- Được công nhận chiến sĩ thi đua từ cấp bộ/ban/ngành/tỉnh trở lên; hoặc có bằng khen từ cấp tỉnh trở lên; hoặc được công nhận một trong các danh hiệu: giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi từ cấp tỉnh trở lên;

- Viên chức thi hoặc xét thăng hạng giáo viên THPT hạng I (mã số V.07.05.13) phải có thời gian giữ chức danh giáo viên THPT hạng II (mã số V.07.05.14) hoặc tương đương từ đủ 06 năm trở lên tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thi hoặc xét thăng hạng.

 

Giáo viên THPT hạng I phải có bằng thạc sĩ trở lên Giáo viên THPT hạng I phải có bằng thạc sĩ trở lên (Ảnh minh họa)

2. Xếp lương giáo viên THPT hạng I

Giáo viên THPT hạng I được áp dụng hệ số lương 4,40 - 6,78 như lương viên chức loại A2, nhóm A2.1.

Tính theo mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng, bảng lương giáo viên THPT hạng I cụ thể như sau:

Đơn vị tính lương: Triệu đồng/tháng

Mức lương

Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Bậc 4

Bậc 5

Bậc 6

Bậc 7

Bậc 8

Hệ số

4,40

4,74

5,08

5,42

5,76

6,10

6,44

6,78

Lương

6,556

7,0626

7,5692

8,0758

8,5824

9,089

9,5956

10,1022

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT và Nghị định 24/2023/CĐ-CP.

 

Lương giáo viên THPT hạng I cao nhất là 10,1 triệu đồng/tháng Lương giáo viên THPT hạng I cao nhất là 10,1 triệu đồng/tháng (Ảnh minh họa)

3. Nhiệm vụ giáo viên THPT hạng I

Giáo viên THPT phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 04 như sau:

- Xây dựng kế hoạch giáo dục của môn học và tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn theo mục tiêu, chương trình giáo dục cấp THPT;

- Tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức;

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh theo quy định;

- Tổ chức tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh và cha mẹ học sinh của lớp được phân công;

- Tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu kém cấp THPT hoặc hướng dẫn thực tập sư phạm, hoạt động công tác xã hội trường học cho học sinh THPT;

- Tham gia hoạt động của tổ chuyên môn; tham gia nghiên cứu khoa học; hoàn thành hệ thống hồ sơ quản lý giáo dục theo quy định; thực hiện công tác giáo dục hòa nhập trong phạm vi được phân công; tham gia tổ chức các hội thi (của giáo viên/học sinh) từ cấp trường trở lên;

- Hoàn thành chương trình bồi dưỡng, các khóa đào tạo theo quy định; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được hiệu trưởng phân công.

Loading...