1. Mức phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao?
Mức phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao được quy định tại Điều 2 Quyết định số 269/2005/QĐ-TTg với mức tiền cụ thể như sau:
Mức 400.000 đồng/tháng áp dụng với các đối tượng:
- Chuyên viên cao cấp bậc 3;
- Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
- Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Chủ tịch nước;
- Trưởng ban của Đảng ở Trung ương;
- Chánh Văn phòng Trung ương;
- Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;
- Tổng biên tập Báo Nhân dân và Tạp chí Cộng sản cùng các chức danh đã được xếp lương tương đương Trưởng ban Đảng ở Trung ương.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
- Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các chức danh đã được xếp lương tương đương Bộ trưởng.
- Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I;- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh;
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh;
- Thượng tướng; Đô đốc Hải quân; Tư lệnh quân chủng, Quân khu và các chức danh tương đương trong Quân đội;
- Thượng tướng trong Công an;- Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Mức 200.000 đồng/tháng áp dụng với các đối tượng:
- Chuyên viên cao cấp bậc 1;
- Chuyên viên cao cấp bậc 2;
- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương; Phó Chánh Văn phòng Trung ương; Bí thư Ban Cán sự Đảng ngoài nước; Bí thư Đảng ủy khối cơ quan Trung ương;
- Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;
- Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân và Tạp chí Cộng sản;
- Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
- Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
- Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội;
- Trưởng ban thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Chủ tịch nước;
- Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
- Trung tướng; Phó Đô đốc Hải quân;- Thiếu tướng; Chuẩn Đô đốc Hải quân;
- Tư lệnh Quân đoàn và các chức vụ tương đương trong Quân đội.
- Trung tướng; Thiếu tướng và Tổng cục trưởng trong lực lượng Công an.- Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương;
- Phó Chủ tịch các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương gồm: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
- Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I;
- Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I.
- Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Ủy viên Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Lưu ý: Nếu kiêm nhiệm nhiều chức vụ: Được hưởng mức phụ cấp phục vụ với chức vụ cao nhất.
Lãnh đạo cấp cao được hưởng phụ cấp phục vụ như thế nào? (Ảnh minh hoạ)
2. Về hưu còn được hưởng phụ cấp phục vụ với lãnh đạo cấp cao?
Khoản 2 Điều 3 Quyết định 269 năm 2005 quy định về trường hợp cán bộ, công chức được hưởng mức phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao khi nghỉ hưu thì thôi hưởng mức phụ cấp này.
Đồng thời, nếu được điều động, thuyên chuyển từ vị trí có phụ cấp phục vụ cao đến nơi có phụ cấp phục vụ thấp hơn thì được bảo lưu trong thời gian 06 tháng.
3. Có tính thuế TNCN với phụ cấp phục vụ với lãnh đạo cao cấp?
Điều 4 Quyết định 269 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, loại phụ cấp này được thanh toán định kỳ hàng tháng.
Đồng thời, căn cứ tiết b.8 khoản b Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định, phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao là một trong các loại phụ cấp được tính là thu nhập từ tiền lương, tiền công và thuộc các khoản thu nhập chịu thuế.
Do đó, phụ cấp này sẽ được làm căn cứ là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
Trong đó, phụ cấp này được tính vào tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công để tính thuế thu nhập cá nhân. Tổng thu nhập này nếu trên 11 triệu đồng/tháng (nếu không có người phụ thuộc) sau khi đã trừ đi các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, các khoản từ thiện, nhân đạo…
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế (Tổng thu nhập - Các khoản được miễn - các khoản giảm trừ) x Thuế suất
Thuế suất:
Ngoài ra, để dễ dàng tính thuế thu nhập cá nhân online nhanh chóng, từ tháng 02/2021, LuatVietnam đã ra mắt hệ thống tính thuế thu nhập cá nhân online với tiền lương, tiền công của người lao động. Hệ thống này thao tác rất đơn giản, dễ sử dụng.
Tại đây, bạn đọc chỉ cần điền thu nhập gồm tiền lương, tiền công, thưởng, số người phụ thuộc (nếu có).